Group Hội sữa mẹ Quảng Ngãi chia sẻ kinh nghiệm nuôi con.

Nhằm khích lệ tinh thần nuôi con bằng sữa mẹ, Group Hội sữa mẹ Quảng Ngãi vừa tổ chức buổi Offline “Họp mặt giao lưu chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ”.

Buổi offline thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều phụ nữ trẻ Quảng Ngãi đến tham gia, trao đổi kinh nghiệm làm thế nào cho bé bú sữa mẹ đúng phương pháp, cách phòng tránh và và điều trị tắc tia sữa, lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh. Đây là dịp các bà mẹ trẻ hội ngộ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng nguồn sữa mẹ. 

Bà Mai Thanh Thúy (còn gọi là Thúy Mai Medela), người sáng lập Group Hội sữa mẹ Quảng Ngãi, hy vọng Group Hội sữa mẹ thành lập nhằm góp phần thay đổi thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ngày càng tốt hơn. Group này mong tạo được cầu nối hỗ trợ các mẹ chia sẻ kinh nghiệm chăm con, nuôi con bằng sữa mẹ.

“Tôi mong rằng những năm tháng đầu đời của đứa trẻ được tận hưởng được nguồn sữa mẹ. Những đứa trẻ sinh ra không hưởng trọn được điều này phải chịu nhiều thiệt thòi trở thành nỗi niềm khiến tôi luôn trăn trở”, bà Thúy bộc bạch. 

Tại buổi Offline, các chuyên gia y tế chia sẻ sữa non được tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau khi sanh. Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, bạch cầu, và vitamin A. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Nếu được bú sớm sau sinh, bú đều đặn trong 6-9 tháng đầu, trẻ sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà; ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy.

Sữa non giàu vitamin hơn sữa thật sự, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A giúp trẻ ít bị     các bệnh nhiễm khuẩn nặng và phòng ngừa được bệnh khô mắt. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống nhanh phân su ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này sẽ hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin. Sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Đối với cơ thể người mẹ, khi con bú, oxytocin được tiết ra giúp tử cung co hồi tốt hơn, giúp giảm thiểu lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản, chống thiếu máu cho bà mẹ.      

Khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sanh. Lượng sắt mà người mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh. Điều này cũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt. Giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Bà Mai Thanh Thúy (còn gọi là Thúy Mai Medela), người sáng lập Group Hội sữa mẹ Quảng Ngãi chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa tại buổi Offline.

Nhiều bà mẹ trẻ ôm con nhỏ đến dự buổi Offline giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

  • Đảm bảo tươi, vô trùng, và có nhiệt độ thích hợp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn.
  • Bảo vệ trẻ khỏi dị ứng và không dung nạp thức ăn. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như bú sữa bò.
  • Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
  • Giảm tần suất và/hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử. Một số nghiên cứu cho thấy nuôi bằng sữa mẹ có thể có tác dụng bảo vệ trẻ đối với hội chứng đột tử ở trẻ em, bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các bệnh mãn tính khác của đường tiêu hoá.
  • Gia tăng mối quan hệ gắn bó với mẹ, có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của trẻ.

Tăng cường chức năng nhận thức của trẻ.

       a.Lợi ích cho mẹ

  • Khi con bú, oxytocin được tiết ra giúp tử cung co hồi tốt hơn, giúp giảm thiểu lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản, chống thiếu máu cho bà mẹ.
  • Khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sanh. Lượng sắt mà người mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh. Điều này cũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt.
  • Giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Thuận lợi vì việc cho bé bú không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế; kinh tế vì không cần dùng sữa công thức.
  • Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé.
  • Tăng sự thể hiện thiên chức làm mẹ.
  • Mặc dù cơ thể người mẹ cần nhiều calcium cho việc tạo sữa, nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai bú, mật độ xương trở về như trước khi có thai, thậm chí còn cao hơn. Vài nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ có nuôi con bằng sữa mẹ.

Cho con bú đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng từ 200-500 Kcal/ngày, giúp mẹ trở lại trọng lượng trước khi mang thai nhanh hơn.

Nhằm động viên và khích lệ tinh thần của các mẹ sữa có niềm tin kiên định trong nuôi con bằng sữa mẹ thì các đơn vị đồng hành có một số phần quà gửi tặng cho các mẹ sữa bố sữa, mẹ bầu đã đến tham gia buổi họp mặt ngày hôm nay.