Tội làm nhục người khác

Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Điều 121 BLHS năm 1999) Tại khoản 1 của Điều 155 BLHS 2015: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm… Vừa qua, việc Trương Vĩnh Anh Duy, phóng viên báo Kinh Doanh và Pháp Luật có đơn thư tố cáo nặc danh, không rõ địa chỉ,… Mục đích thì có lẽ ai cũng rõ, đủ cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành thủ tục tố tụng hình sự theo quy định.


Luật sư Trần Công Ly Tao

Liệu mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 có đủ tác dụng răn đe phòng ngừa tội phạm?  Tuy hình phạt tại khoản 2 điều luật có nghiêm khắc hơn nhưng quy định còn thiếu chặt chẽ, khó vận dụng. Khoản 2 của điều luật: a) Phạm tội hai lần trở lên; b) Đối với hai người trở lên. 

Định lượng về số lần phạm tội, nên xác định hậu quả hành vi phạm tội xảy ra: Phạm tội một lần mà gây hậu quả nghiêm trọng so với phạm tội hai lần thì khung hình phạt đối với phạm tội một lần phải nghiêm khắc hơn khung hình phạt đối với phạm tội hai lần mới thích đáng!

Điểm 2 Khoản 2 xác định: Phạm tội… Điểm b Khoản 2 chỉ nêu: Đối với hai người…Quy định của điều luật cần rõ ràng, chặt chẽ mang tính phù hợp. Điểm g Khoản 2 điều luật: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% đến 60%. Quy định như thế làm thế nào thực hiện vì phạm trù “rối loạn tâm thần” và “tổn thương cơ thể” thuộc hai lĩnh vực khác nhau.

Điểm d khoản 3 điều luật: Làm nạn nhân tự sát (hình phạt từ hai năm đến năm năm). Điều, khoản luật quy định không thích hợp vì tự sát do bị hại thực hiện vì nông nổi, thiển cận. Không thể quy  buộc “người làm nhục người khác” phải chịu TNHS đối với hậu quả xảy ra kiểu “bụng làm, dạ chịu”. 

Điều 155 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 bất cập, không thích hợp với đời  sống xã hội; cần sửa đổi, bổ sung khi thông qua luật nên cân nhắc, pháp luật không thể quy định mơ hồ, dẫn tới bất trắc, trở ngại khi vận dụng. 

Ở nước ta các dự án luật do chính phủ  soạn thảo, chuyển đến Quốc Hội xem xét, quyết định. Một số đại biểu Quốc hội thiếu quyết đoán khi thông qua quy phạm pháp luật. Sai một ly, đi một dặm.  BLHS hiện hành có hiệu lực năm 2015. Năm 2017 BLHS được chỉnh sửa, bổ sung vì BLHS năm 2015 có nhiều sai sót. 

Có trường hợp, quy phạm pháp luật thiếu chính xác. Khoản 1 Điều 140 BLHS năm 1999 về tội “Lạm dụng tín nhiệm”. Người nào chiếm đoạt tài sản dưới năm mươi triệu đồng có thể bị phạt đến 3 năm tù. Khoản 2 điều luật: Người nào chiếm đoạt tài sản trên năm mươi triệu đồng có thể bị phạt đến 7 năm tù. Không quy định trường hợp tài sản bị chiếm đoạt đúng năm mươi triệu đồng. Kỹ thuật lập pháp cần phải chính xác tránh sơ hở như vừa dẫn chiếu!

LS TRẦN CÔNG LY TAO

(Nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM)