Gò Công: Điểm đến du lịch vùng ĐBSCL

Gò Công là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa, thị xã Gò Công có nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh là: Mộ và đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, lăng Hoàng Gia, nhà Đốc Phủ Hải, Đình Trung, đền thờ Võ Tánh- tướng lãnh thời chúa Nguyễn … 


Cầu Mỹ Lợi thông tuyến Tiền Giang- Long An- TP.HCM

Thị xã Gò Công là đô thi hạt nhân vùng kinh tế phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Ngày 16/02/1987 thị xã Gò Công được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) công bố thành lập tại Quyết định số 37-HĐBT. Thị xã Gò Công hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường và 7 xã, với diện tích tự nhiên là 101,98m2, dân số hơn 100 nghìn người, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt 75%,… 


Thị xã Gò Công hướng đến đô thị xanh- sạch- đẹp

Trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển, thị xã Gò Công là địa phương đầu tiên đạt chuẩn “Thị xã văn minh đô thị” giai đoạn 2013- 2015 và ngày 27/8/2020, thị xã Gò Công tiếp tục đón nhận Quyết định đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2016- 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.


Một góc đường thị xã Gò Công về đêm

Trước đó, thị xã Gò Công vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất, nhân dân và cán bộ xã Long Thuận, xã Bình Xuân được phong tặng danh hiệu Anh hung Lực lượng vũ trang nhân dân… Gắn liền đó là các lễ hội truyến thống đậm đà bản sắc dân tộc, như: lễ hội Trương Định (được xếp vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), lễ hội Kỳ Yên Đình Trung, lễ vía Quan Thánh Đế Quân,… 


“ATM gạo” thị xã Gò Công dành cho người dân khu vực Gò Công ở mùa dịch Covid 19

Bên cạnh đó ở Gò Công có nhiều nhà cổ, cơ sở thờ tự, sản phẩm đặc thù của địa phương như: làng tủ thờ truyền thống Gò Công ở xã Tân Trung, mắm tôm chà, sơ ri,… Cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động vào ngày 29/8/2015, thông tuyến Tiền Giang- Long An- TP.HCM, mở ra bước đệm mới trong việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều địa phương.


Từ trái sang: Đ/c Huỳnh Tuấn Dũng- Ủy viên BTV Thị Ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã Gò Công, Trần Phạm Vĩnh An- Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã Gò Công và tác giả

Được biết, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đạt nhiều kết quả quan trọng, có 62/62 ấp, khu phố văn hóa, 5 phường đạt chuẩn “Văn minh đô thị”, 7 xã đạt chuẩn “Văn hóa nông thôn mới”,… trong đó xã Long Hòa vừa được công nhận xã đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao năm 2020”… Hệ thống cơ sở y tế được đầu tư hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân…


Ô. Giản Bá Huỳnh- Chủ tịch UBND thị xã Gò Công

Ông Giản Bá Huỳnh- Ủy viên Ban thường vụ Thị Ủy- Chủ tịch UBND thị xã Gò Công, thể hiện quyết tâm: “Từ đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TX. Gò Công đến năm 2030” và “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TX. Gò Công đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt, làm cơ sở để triển khai thực hiện hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, góp phần nâng cao chất lượng sống của dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững. Giai đoạn trước mắt thị xã sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt và kêu gọi đầu tư ở các dự án khác…”.






CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ĐANG ĐẦU TƯ VÀ MỜI GỌI ĐẦU TƯ

-Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với diện tích 10 ha tại xã Long Hưng

-Trường Tiểu học Chất lượng cao phường 5

-Cầu, đường và khu dân cư hai bên đường Nguyễn Trọng Dân nối dài

-Nhà máy sản xuất hàng may mặc

-Nhà máy xử lý nước thải Gò Công

-Công viên nghĩa trang thị xã Gò Công

-Khu nhà ở xã hội phường 5