Những thực trạng “quen mặt” mà show diễn Bé Chịu Chơi đề cập

Ra mắt hoành tráng và thành công rực rỡ, show diễn hoành tráng trong năm “Bé Chịu Chơi” đã gần như không còn một chỗ trống ở tất cả các suất diễn ở TPHCM và chuẩn bị đổ bộ vào thủ đô Hà Nội cuối tuần này. Bên cạnh phần âm nhạc mãn nhãn, sân khấu đầu tư đẳng cấp, ấn tượng, show diễn còn mang đến cho các ông bố bà mẹ một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng khi đề cập đến các thực trạng tưởng lạ mà quen. 


Học đi không có chơi đồ chơi nữa


Lịch học dài như tờ sớ, lịch học kín mít, không được nghỉ buổi nào trong một tuần luôn

Theo dõi chương trình, khán giả dễ dàng bắt gặp những tình huống như các ông bố bà mẹ vì ganh đua với nhau mà chạy đua cho con học thêm, nhồi nhét cho con trẻ chạy theo lịch trình học thêm kín đặc không nghỉ, trẻ phải ăn vội vàng trên đường di chuyển những các lớp ngoại khóa, môn học “sang trọng” mà bỏ quên đi ước mơ, mong muốn của con trẻ.


Khoe con, khoe thành tích của con, có gì đều khoe tất

Những tình huống được đề cập gần gũi, chân thực, mang màu sắc vui nhộn nhưng vẫn gửi gắm cho các gia đình hãy để cho trẻ thơ có một tuổi thơ trọn vẹn, vui tươi. 


Chưa kịp nghỉ đã học nâng cao thể dục múa Ba Lê dân gian

Thông tin về lịch diễn vở nhạc kịch “Bé chịu chơi” sắp công chiếu tại Hà Nội:

- Địa điểm: Nhà hát Âu Cơ vào các ngày 21/10, 22/10, 28/10, 29/10

- Đặt vé tại:  www.ticketbox.vn hoặc các trung tâm tiNiWorld

- Hotline: 1900 1210

Thông tin về nhạc kịch “Bé Chịu Chơi”:

Bé Chịu Chơi là dự án nhạc kịch thiếu nhi “100% made in Vietnam” từ ý tưởng, kịch bản, âm nhạc đến dàn dựng sân khấu. Đây không chỉ là vở nhạc kịch thông thường mà còn là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc trên sân khấu như xiếc, kịch tương tác; được đầu tư dàn dựng với quy mô hoành tráng từ sân khấu, vũ đạo đến âm nhạc cùng với ekip hùng hậu. Sân khấu được thiết kế đầy lung linh, huyền ảo với nhiều yếu tố màu sắc được trẻ em yêu thích.

Vở nhạc kịch mượn bối cảnh viễn tưởng để kể về câu chuyện mang tính thời sự. Đó là một thành phố u buồn màu xám, nơi những trẻ em như bé Tí Nị (nhân vật chính) bị cấm vui chơi và phải dành phần lớn thời gian cho việc học để trở thành những hình mẫu lý tưởng của xã hội mà bố mẹ mong đợi như trở thành nhà khoa học, tiến sĩ…


Trễ học rồi, mang đồ ăn lên xe đi học luôn

Vở nhạc kịch đưa người xem đến một chuyến hành trình kỳ thú và đầy kịch tính, nơi mà những trẻ em ở thành phố xám lạc vào thế giới trò chơi ngầm, được khám phá những trò chơi thú vị và trở về với đúng tuổi thơ vui tươi, tràn ngập tiếng cười của mình. Từ đây, hành trình chuyển đổi trong nhận thức của mẹ Tí Nị bắt đầu khi chính cô có cơ hội trải nghiệm thế giới trò chơi ngầm. Từ một bà mẹ “hổ” cho rằng việc thúc giục con học chính là sự thể hiện tình yêu thương với con, mong con có một tương lai tươi sáng, mẹ Tí Nị đã nhận ra tầm quan trọng của vui chơi đối với sự phát triển của trẻ và góp phần duy trì sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.